Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Muốn thành designer giỏi – phải làm gì?






@ Thành thạo các phần mềm, công cụ chuyên ngành
Muốn theo đuổi ngành TK đồ họa, các nhà TK bắt buộc phải am hiểu các phần mềm TK đồ họa chuyên nghiệp như Photoshop (đây là phần mềm đồ họa phổ biến nhất), Illustrator, Corel Draw, Indesign, Cinema 4d,… Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng cần trang bị thêm các chương trình, ngôn ngữ trong TK web như: HTML, XML, CSS, PHP, Javascript, FontPage, Dreamwaver… Bên cạnh các công cụ phần mềm trên, hiểu biết về quy trình sản xuất (chế bản và in ấn, trailer, TVC…) là một lợi thế. Đây là những kiến thức chuyên ngành mà designer nào cũng cần và nên trang bị cho mình.
Ý tưởng sáng tạo có thể chiếm tới 60% thành công của tác phẩm. 40% còn lại ở kỹ năng, năng lực sử dụng và kết hợp các công cụ, phần mềm khác nhau.

 


@ Có kiến thức thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu
Các doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển thương hiệu. Các công ty có xu hướng sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu riêng. Người góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nên cái riêng để công chúng nhận diện thương hiệu của một công ty chẳng ai khác chính là các chuyên viên TK. Kiến thức về thương hiệu, TK bộ nhận diện thương hiệu là một lợi thế để designer trở thành đối tượng được “săn đón” của nhà tuyển dụng.

@ Năng khiếu, sáng tạo và không ngừng học hỏi
Đây là điều không thể thiếu của designer chuyên nghiệp. Phần mềm có thể học nhưng khả năng hội họa thì khó học và vận dụng. Năng khiếu đóng vai trò quan trọng. Đó chính là sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình khối, tư duy biểu tượng, giàu cảm xúc, có vốn hiểu biết về văn hóa… Bạn còn phải là người luôn sáng tạo, luôn đi tìm sự mới mẻ, không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức / xu hướng mới / phong cách mới… Có vậy, tác phẩm của bạn làm ra mới hấp dẫn được nhiều người.

@ Năng lực làm việc độc lập và theo nhóm
Designer thường làm việc độc lập. Công ty nhỏ có thể chỉ cần một designer. Các công ty lớn hoặc trong nhiều dự án có thể có nhóm TK và bạn sẽ phải làm việc với nhiều người khác cũng như các bộ phận có liên quan như người viết ý tưởng (copywriter), bộ phận quảng cáo, bộ phận marketing, nhà in…

@ Học TK đồ họa ở đâu?
Hiện nay, cái nôi của đồ hoạ hay mỹ thuật ứng dụng vẫn là trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội,  Khoa Mỹ thuật Công nghiệp (ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Kiến trúc Hà Nội) và một số cơ sở khác như Khoa Tạo dáng – Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM, ĐH Mỹ thuật Đồng Nai…
Đây là những nơi đào tạo bài bản, yêu cầu thi năng khiếu đầu vào. Ngoài ra, còn các trung tâm đào tạo ngắn hạn như Arena của FPT, Aprotrain Arena, Nhất Nghệ, DPI Center… Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, đồng nghiệp, học từ các nguồn khác nhau như Internet, sách báo, tạp chí, diễn đàn… đều là những cách nên thực hiện.
Nếu như bạn không có điều kiện để học ở trung tâm thì cũng có thể tự học, miễn là bạn có đủ đam mê để theo đuổi nó


(Sưu tầm trên net)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

To Top Page Up Page Down To Bottom Auto Scroll Stop Scroll
Comments jQuery Recent Posts Ticker Widget