Chỉ cần một chút kiên trì cộng với phương pháp luyện tập đúng, bạn có thể làm chủ bàn phím bằng cả bàn tay của mình.
Có khi nào bạn cảm thấy “thán phục”
một nhân viên văn phòng, một nhân viên trong quán photocopy… về khả năng đánh
máy điêu luyện để hoàn thành một đoạn văn bản dài chỉ trong vài phút bằng 10
ngón tay lướt trên bàn phím? Thực chất, bạn cũng có thể làm được như họ.
@ Lợi ích của gõ bàn phím bằng 10 ngón
Lợi ích đầu tiên có thể kể đến của
việc đánh máy bằng 10 ngón tay là rút ngắn được thời gian hoàn thành văn bản,
tăng năng suất công việc. Bên cạnh đó, việc gõ bàn phím bằng 10 ngón sẽ giúp
bạn tăng cường khả năng phản xạ với ngôn ngữ hơn.
Đa số những người sử dụng máy tính
đều chỉ có khả năng đánh máy được một số ngón nhất định, chủ yếu là các ngón ở
phía tay phải. Thậm chí, chỉ bằng vài ngón tay, những người này còn có thể đánh
nhanh hơn cả những người đánh máy quen với 10 ngón. Tuy nhiên, điều này sẽ
khiến lực nhấn vào bàn phím cũng cao hơn, tiếng động từ bàn phím to hơn… có thể
gây phiền toái cho những người xung quanh.
Việc đánh máy bằng cả 10 ngón cũng
giảm thiểu khả năng mỏi tay hơn, đặc biệt là phải nhập liệu trong thời gian dài.
Theo các nhà khoa học, những người
đánh máy bằng 10 ngón tay thường có thói quen tiếp xúc phần thịt phía dưới của
đầu ngón tay. Trong khi đó với những người gõ ít ngón hơn, phần tiếp xúc lại là
đầu ngón tay và điều này về lâu dài sẽ tác động đến hệ tim mạch. Điều này là
không tốt chút nào! Ngoài ra, nếu như bạn biết đánh máy bằng cả 10 ngón tay,
bạn sẽ trở nên “đẳng cấp” hơn trong mắt những người xung quanh.
*** Vậy vì sao đánh máy bằng cả 10
ngón tay nhiều lợi ích như vậy nhưng hiện nay có khá ít người có thể thành
thạo? Theo nhiều ý kiến đưa ra, những người được hỏi đều tỏ ra thiếu kiên trì
khi luyện tập đánh máy. Thêm vào đó, phương pháp luyện tập sai cũng khiến nhiều
người chán nản và “bỏ cuộc”.
@ Luyện tập thế nào?
*** Đầu tiên, bạn phải chọn các tư
thế phù hợp và thoải mái để đánh máy. “Chuẩn” nhất là ngồi thẳng lưng, ngay
ngắn, khuỷu tay gập 60 độ, mắt cách màn hình khoảng 50 cm…
*** Bạn hãy để ý rằng phím F và J có
điểm gờ nhô lên. Bạn có thể lấy nó làm điểm mốc để phân tách hai khu vực bàn
phím, định vị bằng ngón trỏ phải trên phím F và trỏ trái trên phím J.
- Ngón trỏ trái phải luôn đặt ở phím
F nhưng “kiêm” luôn cả phím G,T,R,B,V, sau khi đánh các chữ này, ngón trỏ phải
ngay lập tức quay về phím F
- Ngón giữa đặt cố định ở phím D và
phụ thêm phím E và phím C
- Ngón áp út đặt cố định ở phím S và
phụ thêm phím W và phím X
- Ngón út sẽ là các phím A, Z, Q và
Shift
- Cuối cùng là ngón cái với phím
Space.
Tương tự với phần phía tay phải:
- Ngón trỏ cố định ở phím J và bao
quát các phím H, U, Y, N và M
- Ngón giữa để ở phím K và phụ thêm
phím I và dấu “,”
- Ngón áp út là phím L và phím O
- Ngón út là phím P, “;”, Back,
Enter và Shift.
*** Bước tiếp theo là cách di chuyển
các ngón và đây cũng là điều quan trọng đòi hỏi tính kiên trì từ người học
nhiều nhất, bởi có rất nhiều bạn đã quên thao tác và đánh sai chữ trong trường
hợp này.
- Để luyện tập, bạn nên đánh chậm
các chữ cái do từng ngón phụ trách và sau khi đánh xong, ngón tay đó phải quay
ngay về phím bấm chính mà nó phụ trách (bên trái là A S D F, bên phải là J K L).
- Theo kinh nghiệm của những người
đã đánh máy giỏi, họ khuyên rằng bạn nên sử dụng kiểu gõ Telex do việc nhập dấu
tiếng Việt sẽ dùng chữ thay vì số. Bạn cũng nên nhìn màn hình thay vì bàn phím
để tập thói quen đánh nhanh dần.
- Ngoài ra, bạn cũng cần tải về các
phần mềm hỗ trợ nhập liệu bằng 10 ngón tay nhằm tăng kĩ năng đánh máy, ví dụ
như Ultimate Typing hay All the Right Type… hoặc có thể lên mạng “chat chit”,
chơi game…
@ Tạm kết
Như đã nói ở trên, việc đánh máy
bằng 10 ngón tay cần đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập đúng phương pháp. Với
những kinh nghiệm nhỏ trên, hi vọng bạn sẽ có khả năng đánh máy “pro” trong
tương lai không xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mã hóa code đưa vào comments