Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Vĩnh biệt nhạc sĩ PHẠM DUY

Ảnh minh họa

          Nhạc sĩ Phạm Duy (tên thật Phạm Duy Cẩn), sinh ngày 5-10-1921 tại Hà Nội, từ trần lúc 14 giờ 30 phút ngày 27-1 tại TPHCM. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức tại tư gia (số 349/126 Lê Đại Hành, P.13, Q.11 - TPHCM), lễ nhập quan lúc 9 giờ ngày 28-1, lễ động quan lúc 6 giờ ngày 3-2, mai táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. 

          6 giờ sáng 3/2/2013, đông đảo khán giả và văn nghệ sĩ đã đến đưa tiễn nhạc sĩ Phạm Duy về nơi an nghỉ cuối cùng trong không gian chật hẹp tại nhà riêng. Bạn bè thân hữu đứng chật từ căn phòng khách ra ngoài ngõ. Con hẻm nhỏ tại quận 11, TP HCM dường như cũng dài hơn với dòng người đến đưa tiễn.  

          Nhạc sĩ Phạm Duy nằm trong chiếc quan tài nhỏ bé, giữa nghi ngút khói hương. Người thân của ông sụt sùi nước mắt. Tuy nhiên, đó không phải là sự ủy mị, đau đớn, mà chính là những giọt nước nước mắt yêu thương của con cái, bạn bè thân hữu dành cho ông. 

          Tối 2-2, một đêm văn nghệ do một số văn nghệ sĩ tổ chức đã diễn ra đầy xúc động tại nhà riêng của ông.

          Phạm Duy đã ra đi... Vẻ đẹp của ông vẫn còn đó, nó toát ra từ một nhạc sĩ đã trải qua bao sóng gió cuộc đời, bao thăng trầm lịch sử, bao dư luận nghiệt ngã nhưng vẫn tĩnh tại và vững vàng

          Từ giã cõi đời ở tuổi 93, nhạc sỹ Phạm Duy để lại một gia tài đồ sộ lên đến cả nghìn bài hát trong hơn 70 năm sáng tác.

Nhạc sĩ Phạm Duy lúc ở TPHCM giữa năm 2012.
Ảnh: HỒNG THÚY

          Hiếm thấy ai làm việc như Phạm Duy, hình như thời gian với ông không bao giờ là đủ. Suốt ngày ông ngồi bên máy tính. Lúc viết, lúc thì sắp xếp những gì ông muốn để lại. Gần như không lúc nào ông ngơi nghỉ, kể cả những khi bác sĩ yêu cầu. Hình như ông linh cảm sẽ không còn kịp nữa..
           Ca sĩ Ánh Tuyết, Đức Tuấn, Quang Linh, Quang Dũng, Cẩm Vân, Khắc Triệu… là những người túc trực tại nhà nhạc sĩ Phạm Duy. Ca sĩ Ý Lan, cháu ruột của ca sĩ Thái Hằng (vợ quá cố của nhạc sĩ Phạm Duy) cùng với ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, Tuấn Ngọc cũng đã kịp trở về Việt Nam tiễn đưa nhạc sĩ. 
          Mấy ngày túc trực bên quan tài của cha, con cái ông trông cũng gầy hơn. Ca sĩ Thái Thảo từ Mỹ về nước chịu tang cha, đứng một bên ngậm ngùi chảy nước mắt. Chồng cô là danh ca Tuấn Ngọc và nhạc sĩ Duy Cường – con trai Phạm Duy không khóc nhưng gương mặt hằn rõ vẻ u buồn.
Vợ chồng ca sĩ Tuấn Ngọc (phải) và Thái Thảo (bìa trái) bên linh cữu nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh: Nhật Anh
Vợ chồng ca sĩ Tuấn Ngọc (phải) và Thái Thảo (bìa trái)
bên linh cữu nhạc sĩ Phạm Duy

          Ca sĩ Đức Tuấn lau nước mắt khi nói về “người ông” mà anh yêu quý. Mấy ngày nay, nam ca sĩ tất bật chạy ra chạy vào lo việc ma tang như một người trong nhà. Lúc còn sống, Phạm Duy nhận xét Đức Tuấn là một trong các ca sĩ trẻ hiếm hoi thể hiện thành công nhạc của ông. Khi nhắc về Phạm Duy, Đức Tuấn trìu mến gọi hai tiếng “ông tôi”. “Khi ông không khỏe, cần sự quan tâm của người khác, tôi lại không có mặt vì bận việc ở nước ngoài”, Đức Tuấn thổn thức nói về sự tiếc nuối của anh trong mấy ngày qua.
          Gương mặt ca sĩ Quang Dũng cũng đầy ưu tư khi anh đứng cạnh nghệ sĩ Kim Cương ở ngoài cửa. Ánh mắt họ không thôi nhìn về quan tài. Giáo sư Trần Văn Khê cũng ngồi xe lăn đến tiễn người bạn già lần cuối.
Người hâm mộ chấp tay cầu nguyện cho linh hồn Phạm Duy.
Người hâm mộ chấp tay cầu nguyện
cho linh hồn Phạm Duy.


          Một số người hâm mộ muốn vào thắp nén hương cho Phạm Duy cũng không thể chen vào nơi để linh cữu vì đông. Một cụ già râu tóc bạc phơ đứng phía ngoài chấp tay cầu nguyện. Khi được hỏi về nhạc sĩ Phạm Duy, ông nói: “Tôi nghe nhạc của Phạm Duy thời còn trẻ. Nhạc Phạm Duy đời lắm nhưng phảng phất đâu đó một sự lạc quan khó tả. Dù chưa một lần được trò chuyện cùng ông, tôi vẫn muốn được đưa tiễn ông đến cuối đoạn đường dài”.
Dòng người đưa tiễn nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh: Nhật Anh
Dòng người đưa tiễn nhạc sĩ Phạm Duy


          Lễ truy điệu nhạc sĩ Phạm Duy kết thúc vào lúc 7h. Ông được an táng tại Nghĩa trang công viên Bình Dương, nằm bên cạnh người vợ mà ông tôn làm “á thánh” của đời mình – ca sĩ Thái Hằng.
          Vang lên trong buổi lễ đâu đó là lời hát Những gì sẽ đem theo vào cõi chết của Phạm Duy. Người dân xung quanh đã mở nhạc của ông như góp phần bày tỏ lòng tri ân dành cho người nhạc sĩ có nhiều tác phẩm đi vào lòng khán giả.
          Bản valse du dương, nhẹ nhàng như nói về cái chết bình an tươi sáng, chứ không uất hận tối tăm. Với góc nhìn của một nghệ sĩ nặng tình với cuộc đời và âm nhạc, Phạm Duy chỉ muốn mang về cõi thiên thu đôi mắt trẻ thơ và tình yêu đúng nghĩa.



Nhạc sĩ Duy Cường bên di ảnh của bố - nhạc sĩ Phạm Duy
trước khi đưa linh cữu ông về nơi an nghỉ cuối cùng




Ca sĩ Tuấn Ngọc đại diện gia đình bên vợ
cảm tạ quan khách, thân hữu đã đến đưa tiễn 




Ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo và những thành viên trong gia đình đau xót




Giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê ngồi trên xe lăn




Nghệ sỹ Kim Cương




Ca sỹ Quang Dũng đến từ 5h sáng bên linh cữu nhạc sỹ




Ca sỹ Đức Tuấn bay về từ Pháp để dự đám tang




Vợ chồng MC hải ngoại Nguyễn Cao Kỳ Duyên
đã đến phúng viếng nhạc sỹ từ chiều qua





Ca sỹ Hồng Nhung và ca sỹ Đoan Trang




Từ sáng sớm nay, rất đông người quen và người hâm mộ 
đã đến chia buồn với gia đình nhạc sỹ




Đoàn đưa tang đông đúc đưa nhạc sĩ Phạm Duy 
đi an táng tại Hoa viên ngĩa trang Bình Dương



Nhà thơ Kiên Giang xúc động: 
            “Nhạc sĩ Phạm Duy có một thời niên thiếu thật hay. Anh sinh ra tại phố Hàng Cót, Hà Nội, là con trai của nhà văn Phạm Duy Tốn nên những áng văn thơ đã rót vào hồn ông rồi rải trên khuông nhạc. Năm 1942, khi 21 tuổi, ông đã có sáng tác đầu tay "Cô hái mơ". Ít ai biết ông xuất thân từ một gánh cải lương, đó là năm 1944 khi trở thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Cùng gánh hát này, ông đã đi khắp mọi miền đất nước. Nhờ thời kỳ hát rong mà Phạm Duy được gặp nhiều tài danh lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết”.


Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê xúc động
khi đến viếng bạn lần cuối. Ông nói: 
            “Trong năm qua, lần lượt những nhạc sĩ tài hoa đã ra đi, tôi xót xa tiễn biệt Phạm Duy và lòng cứ lâng lâng xúc động khi nghe những giai điệu rất đẹp mà anh đã để lại cho đời”.
GS-TS Trần Văn Khê viết vào sổ tang những dòng lưu niệm
tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy



Nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn và ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh
(em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) 


 

Ca sĩ Quang Dũng đến đưa tiễn người nhạc sĩ mà anh gọi bằng bố 




NSND Kim Cương và ca sĩ NSƯT Hồng Vân bên quan tài của nhạc sĩ Phạm Duy



Nhạc sĩ Elvis Phương thắp hương tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy


Đạo diễn Đinh Anh Dũng xúc động tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy



Ca sĩ Quang Linh hát tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy

          Công chúng đến đưa tiễn nhạc sĩ Phạm Duy đã được nghe nhiều sáng tác gắn liền với tên ông như: Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Em bé quê, Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng... 
          Vốn có tin sử bệnh tim và đã từng hai lần trải qua phẫu thuật, nhưng sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy vẫn rất đột ngột. Ông qua đời khi đang tham gia thực hiện một bộ phim tư liệu về cuộc đời mình.
          Cách đó vài tháng, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép phổ biến 21 ca khúc của ông như: Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng, Mẹ ta, Mẹ xinh đẹp, Mẹ chờ mong, Lúa mẹ, Nước mắt rơi, Những gì sẽ đem theo về cõi chết, Phố buồn, Tiếng hát trên sông Lô, Viễn du, Xuân nồng, Biển khúc, Em hát, Khúc ru tình, Nỗi nhớ vô thường, Tình qua tin nhắn.
          Công chúng yêu âm nhạc mãi mãi nhớ đến những ca khúc của ông. Các thế hệ ca sĩ sẽ mãi lưu dấu hình ảnh một người nhạc sĩ tóc trắng bạc phơ, mỉm cười lặng lẽ ở một góc khán phòng nghe họ hát những ca khúc của chính mình.





NSND Kim Cương xúc động: 
           “Tôi chưa kịp đến thăm thì anh đã ra đi. Tôi nhớ những ngày đầu khi vừa về nước, anh Duy đã tìm gặp tôi, anh Trần Văn Khê, anh Nguyễn Văn Đông để ôn lại những kỷ niệm của sân khấu kịch Kim Cương. Anh còn tinh tế nhận xét những nét diễn của tôi qua từng tác phẩm sân khấu mà theo anh, nó lồng chứa biết bao ký ức của anh về quê nhà”.



CA SĨ ELVIS PHƯƠNG:
            Tôi rất ngưỡng mộ ông ở tài năng sáng tạo và cuộc sống khiêm tốn của một nhạc sĩ. Những sáng tác của ông mãi mãi sẽ hằn sâu trong lòng khán giả tri âm, nó là những kỷ niệm riêng, chung của nhiều thế hệ, nhất là những ca khúc viết cho tình yêu và tuổi trẻ.
            Tôi còn nhớ năm 2012, sau khi các ca khúc được cấp phép biểu diễn như: Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng, Mẹ ta, Mẹ xinh đẹp, Mẹ chờ mong, Lúa mẹ, Nước mắt rơi, Những gì sẽ đem theo về cõi chết, Phố buồn, Tiếng hát trên sông Lô, Viễn du, Xuân nồng, Biển khúc, Em hát, Khúc ru tình, Nỗi nhớ vô thường, Tình qua tin nhắn...ông đã rất vui mừng. Gặp ông thì lại nghe kể đến những kỷ niệm của thời gian ông viết nên những ca khúc đó. Có kỷ niệm rất đơn sơ, mộc mạc nhưng có kỷ niệm chứa đựng nhiều tình tiết cảm động.
            Từ những kỷ niệm, ông viết nên nhạc và để lại cho đời vô số sáng tác hay. Ông là nhạc sĩ tài hoa, một ca sĩ lúc trẻ và nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. Tên tuổi của ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt Nam. Vĩnh biệt ông, người nhạc sĩ của công chúng yêu tình ca và yêu âm nhạc Việt.
            Tôi không thể tin ông qua đời sau khi gia đình đã quá đau sầu vì sự ra đi của anh Duy Quang. Những thông tin về ông khi vào bệnh viện điều trị vẫn được anh em ca sĩ, nhạc sĩ truyền nhau và thay nhau cầu nguyện cho ông. Những sáng tác của ông mãi mãi sẽ hằn sâu trong lòng khán giả tri âm, nó là những kỷ niệm riêng, chung của nhiều thế hệ, nhất là những ca khúc viết cho tình yêu, cho tuổi trẻ.



NSƯT, ca sĩ Hồng Vân:
            Tôi rất buồn vì một nhân tài đã nằm xuống, một người mà vùng trời âm nhạc của ông đã khắc ghi trong tâm tưởng những người yêu âm nhạc những rung động thật đẹp. Nếu làm một bài tổng kết bạn sẽ nhận thấy rằng lời ca của nhạc sĩ Phạm Duy, từ việc ông phổ thơ cho đến ông sáng tác đã làm cho tiếng Việt đẹp hơn, phong phú hơn và ngôn từ đó đã thay lời muốn nói, gắn kết những tâm hồn, những con tim yêu lại bên nhau. 
            Với ông tôi có nhiều kỷ niệm. Thời trẻ khi tôi vừa lập gia đình, ông xã tôi là một nhà văn nên quen biết ông, đưa tôi đến nhà ông để thăm viếng. Sau này khi tôi gia nhập Ban tam ca Đông Phương (cùng với Thu Hà, Tuyết Hằng), gia đình ông mở phòng trà Đêm màu hồng, thì ngoài các giọng hát chính ở đó như ban Thăng Long của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh…thì ban tam ca của chúng tôi được mời hát chen vào chương trình.
             Hầu hết những bài hát mang âm hưởng dân ca của ông chúng tôi đều hát và được tập dợt rất kỹ. Tôi nhớ như in những bài phối của ông và cách ông hướng dẫn chúng tôi hát, diễn đạt đúng tâm trạng bài hát và nét duyên dáng của một ban tam ca qua: Chiều về trên sông, Tình tự tin, Em bé quê, Vợ chồng quê, Tình nghèo….
            Năm 2005, ông hồi hương, ngày đầu tiên mở tiệc chiêu đãi bạn bè, tôi có mặt bên bàn tiệc ấm cúng thân hữu và nghe ông nói chuyện xa xứ, hoài mong ngày về và được gặp những đứa cháu yêu làm văn nghệ, trong đó có tôi. Ngồi cạnh Julia – cô con dâu của ông – vợ của cố ca sĩ Duy Quang, chúng tôi đã được ông gắp thức ăn, tận tay chăm sóc bữa ăn như một người cha lo cho con gái. Hồn nhạc của ông vẫn luôn ám ảnh tôi, bầu trời âm nhạc từ nay thiếu vắng nụ cười và ánh mắt của người nhạc sĩ sống một đời lãng tử.




NSƯT, ca sĩ Thanh Thúy: 
            Dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng tôi thấy mình may mắn khi được tiếp cận âm nhạc của ông một cách rất ấn tượng. Đó là dịp mùa xuân cách đây 3 năm, ca sĩ Duy Quang tổ chức tại phòng trà “Tình ca” 4 đêm nhạc với chủ đề Tình ca Phạm Duy. Tôi lo lắng lắm, vì từ lâu rồi thích được hát nhạc của ông nhưng lại sợ chất giọng mình không phù hợp. Anh Duy Quang đã động viên tôi và tôi đã đến tập với ban nhạc. Hồi ấy tôi được giao hát ba bài của ông: Thương ai nhớ ai, Vợ chồng quê và Đưa em tìm động hoa vàng.
            Đêm đầu tiên hát xong không nghe ông nói gì, dù ông ngồi lặng lẽ ở một góc phòng trà. Đến đêm thứ hai, ông nhận xét trong ba bài, tôi đã gây ấn tượng cho ông với bài Đưa em tìm động hoa vàng. Ông nói rất thích cách thể hiện có sáng tạo riêng, dù thăng hoa nhưng vẫn trong khuôn khổ cho phép. Tôi đã biết phiêu linh theo cảm xúc của mình, nhất là khi hát nốt mi, kết dài trường độ nhưng vẫn giữ được nhịp và có những dấu ấn riêng.
            Ông hỏi: “Liệu con hát được nhiều hơn không ca khúc của bác?”. Từ sau lời khen và động viên đó, tôi quyết định thực hiện Album Cỏ hồng gồm 8 ca khúc. Đó là một kỷ niệm để đời trong tôi khi nói về ông, người nhạc sĩ gây ấn tượng với tôi qua tư cách hiền hòa, nhã nhặn. Ông luôn công nhận sự sáng tạo của các ca sĩ và quý trọng sự sáng tạo đó.




Ca sĩ Cẩm Vân: 

            Tôi tham dự một chuyến lưu diễn mừng sinh nhật 93 của ông ở Cần Thơ, Huế, TPHCM, đó là chuyến đi chia sẻ những tâm tư tình cảm của người nhạc sĩ đón nhận cuộc sống hết sức an nhiên. Tôi nói thế vì nhìn ông không nghĩ ở tuổi 93, mà gần như ông trẻ hóa mình và trẻ hóa cảm xúc của một phong thái không bao giờ buồn lụy. 
            Tôi nhớ có đọc một bài báo viết về âm nhạc, nhà báo đã phân tích rất chính xác: “nếu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người thích đi trên bãi biển tìm nhặt những chiếc vỏ sò óng ánh mang về mài dũa, thì Phạm Duy là người lặn xuống đáy biển để tìm ngọc trai”. Quả nhiên sự phong phú trong kho tàng sáng tác của ông, từ nhạc phổ thơ, nhạc theo chuyên đề, nhạc dành cho tuổi xanh…tất cả đã là những di sản quý giá nhất mà ông để lại cho đời. 
            Tôi đã hát nhiều ca khúc của ông, nhưng bài đầu tiên tôi hát và được ông khen là biết cách sáng tạo, để những rung cảm không bi lụy mà trở nên hùng tráng, mãnh liệt đến da diết, đó là bài Áo anh sứt chỉ đường tà. Vĩnh biệt ông, âm nhạc của ông vẫn mãi sống theo thời gian, lắng đọng trong tâm hồn bao thế hệ và dòng nhạc tình ca bất hủ của ông mãi là niềm tự hào của những ai yêu quý âm nhạc Việt.


 
Ca sĩ Lan Ngọc: 
            Tôi có một kỷ niệm thật đẹp với nhạc sĩ Phạm Duy. Đó là lúc tôi còn trẻ, mỗi đêm đi hát được bố tôi chở đi, có lần ông thắc mắc vì sao bố tôi không để tôi tự lăn xả vào cuộc mưu sinh, “cô lớn rồi mà?!”. Tôi chưa kịp nói, thì ông cười và bảo: “Bố sợ mất con gái”. Quả thật, ông biết những chuyện phía sau ánh đèn sân khấu, phòng trà, những câu chuyện nao lòng mà nếu không bản lĩnh sẽ vướng khổ lụy.
            Có lần ông phân tích: “Cuộc đời chúng ta như một trò chơi tung hứng! Cô thử tưởng tượng trong tay cô có 5 quả bóng, đó là: Công việc, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần. Khi cô tung chúng lên không trung, cô sẽ nhận ra ngay rằng công việc chính là quả bóng bằng cao su, bởi vì khi rớt xuống, nó sẽ lập tức tưng lên trở lại. Còn 4 quả bóng kia đều là những quả bóng bằng thủy tinh, nếu chúng vô tình rơi xuống, chạm vào ta, chạm vào mặt đất chúng sẽ lập tức bị tì vết, rạn nứt, thậm chí vỡ nát mà sẽ không bao giờ trở về trạng thái ban đầu được. Vậy thì tung nhẹ thôi, đừng quá sức”. Tôi suy nghĩ và cảm nhận điều ông dạy chí lý như bài nhạc rót vào tim người cô quạnh đang cần sự an ủi. 
            Âm nhạc với ông vì thế không là công việc, thứ công việc cứ “đẻ” ra để mưu cầu lợi lộc; mà là sự rung động khi những quả bóng tung nhẹ lên không, soi chiếu ánh mặt trời tạo nên bảy sắc cầu vồng tuyệt đẹp. Ai trong đời rồi cũng có lúc tung nhẹ, tung mạnh những quả bóng thủy tinh ấy, với người này thì nó vỡ nhưng với người khác nó được kéo dài thời gian bay trên không trung để lung linh, để ánh nắng chiếu vào. 
            Với tôi, ông là một phù thủy âm nhạc nhưng trái tim dễ bị đánh cắp. Ông cho tất cả tình thương yêu và chẳng để nợ ai mối tơ duyên nào. Nhạc sĩ sống như ông ở đời này hiếm chính vì cái lẽ không để nợ ai ngoài nợ những quả bóng thủy tinh. Nghiêng mình trước ông, người nhạc sĩ bậc tài mang lại cho đời nhiều cảm xúc tuyệt vời bằng âm nhạc.



Ca sĩ Xuân Phú:
            Tôi xem ông như một người ông trong gia đình. Những lúc nghe ông kể chuyện sáng tác, chuyện nghiên cứu âm nhạc, tôi mải mê đến quên cả đói. Vinh dự cho tôi và nhiều anh chị em ca sĩ là từ 5 đến 18-10-2012 đã được tham gia chương trình Tạ ơn đời của ông tại TPHCM, Huế, Cần Thơ. Lúc đó ông đồng hành với chúng tôi, vui và trẻ ra khi nhìn thấy công chúng đón nhận ca khúc của ông thật nồng nhiệt. 
            Tôi học hỏi ở ông tinh thần lạc quan, hiếm khi nào nghe ông nói về bệnh tình cũng như những bức xúc trong đời sống, trong công việc. Thương nhất là khi con trai ông – ca sĩ Duy Quang mất ở tuổi 62. Trước đó người nhà giấu vì sợ ông buồn và ảnh hưởng đến sức khỏe vốn đã rất yếu của ông. Nhưng lúc tôi đến thăm ông, là khi ông đã biết tin buồn, trái lại ông không quá đau đớn mà cảm nhận rất rõ sự an ủi trong nỗi mất mát đã được khán thính giả thương yêu, chia sẻ. 
            Tôi tin ông không mất đi mà sự nghiệp âm nhạc của ông mãi mãi vẫn còn lưu giữ trong trái tim người hâm mộ, trong cả trái tim những ca sĩ đã hát nhạc của ông.


Ca sĩ Đức Tuấn :
             “Từ trước đến nay, bất cứ sự kiện lớn nhỏ nào của nhạc sĩ Phạm Duy, tôi đều có mặt. Tôi yêu âm nhạc và cả con người ông. Nhưng lúc này đây, khi ông ra đi, tôi lại không thể bên cạnh vì đang ở Pháp và không biết có về kịp để tiễn ông một đoạn đường. Tôi sẽ không bao giờ nói lời vĩnh biệt ông vì với tôi, ông không bao giờ mất. Ông vẫn còn đó, hiện diện nguyên vẹn trong trái tim người yêu nhạc. Những việc tôi đã và sẽ làm sẽ là cách để tôi giữ ông còn sống mãi với công chúng. Đó chính là phổ biến các tác phẩm của ông”. 
 

          Phạm Duy được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại[2], trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường kết hợp những yếu tố của âm nhạc cổ truyền Việt Nam với các trào lưu, phong cách mới, tạo nên nhiều tác phẩm có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ[3][4][5][6]. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị.[7] Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam[2][8]. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị.[7]           Khởi sự đời nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy với vai trò ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp tục tự do hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực giành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975[9].
          Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại. Tính cho tới nay, có khoảng 100 ca khúc được cấp phép lưu hành, trong số khoảng một ngàn sáng tác của ông
          Lúc nhỏ, ông là cậu bé hiếu động, tính tình "văng mạng, bất cần đời", tuy vậy lại thích diễn kịch, làm trò, và mê nhạc[14]. Ông biết dùng Guitar, Mandolin để chơi nhạc Tây Âu, bên cạnh đó còn tiếp thu các nhạc điệu dân ca miền Bắc, hay những bài ca Huế như Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại Cảnh[14] Ngoài nền văn hóa mang tính nhân bản của Pháp, ông còn được tiếp xúc với văn hóa cổ truyền, qua các tác phẩm của cha Phạm Duy Tốn, hay cuốn "Tục ngữ phong dao" của người anh họ Nguyễn Văn Ngọc[14].
          Về học hành chính quy, Phạm Duy chỉ có bốn năm tiểu học và một năm trung học[14], nhưng những bài học trong các sách Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, đã in đậm trong tâm hồn ông trước khi bước vào xã hội[14], hình thành cho ông một quan niệm về "đức độ của con người Việt Nam" mà ông nhấn mạnh là "con người ở nông thôn", chứ không phải ở thành thị[14]. Ông học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học Tiểu học tại trường Hàng Vôi. Tính ông nghịch ngợm, học không giỏi, thường hay bị phạt. Đến năm 13 tuổi (1934), vào được lớp nhất, ông mới học giỏi dần, trở thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp[12].
          Năm 1936, ông vào học trường Thăng Long, một trường trọng điểm của thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có các nhân vật nổi tiếng như Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến. Trong đám bạn cùng lớp có người sau này trở thành nhà thơ Quang Dũng[12]. Một năm học trung học giúp ông hấp thụ thêm những cái hay cái đẹp của nền văn chương Pháp, của Victor Hugo, André Chenier, Alfred de Vigny, Bernadin de Saint Pierrre...[14]

          Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông theo học dự thính hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học thầy Tô Ngọc Vân, cùng lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng... Tuy nhiên ông sớm nhận ra mình không có năng khiếu cũng như đam mê hội họa. Thời kỳ này ông ca hát nhiều hơn vẽ tranh[12]. Thời kỳ này, ông tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập tành sáng tác. Trong cuộc đời của mình, ông chưa từng học chính quy một trường lớp âm nhạc nào.[14]
          Năm 1942, ông khởi nghiệp sáng tác nhạc với tác phẩm hoàn chỉnh đầu tay là "Cô hái mơ", phổ từ thơ Nguyễn Bính, trong thời kỳ phong trào Tân nhạc bắt đầu nở rộ.
          Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết trong đời sống lẫn trong âm nhạc. Thời kỳ này, ông cùng Văn Cao ngoài việc la cà các chốn ăn chơi, thì cũng giúp đỡ cho nhau rất nhiều trong việc tự học nhạc.
          Sau đó ông khởi sự con đường âm nhạc của mình với việc trở thành ca sĩ trong gánh hát Cải lương Đức Huy, đi diễn lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945.
          Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi, sau đó ông theo kháng chiến, trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó.
          Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng trong chiến khu Việt Bắc.
          Năm 1951, do không phục Việt Minh, ông về Hà Nội. Sau khi sinh con đầu lòng Duy Quang, ông đưa gia đình về định cư ở Sài Gòn. Năm 1953, ông qua Pháp học dự thính hai năm về âm nhạc, tại đây ông quen với Trần Văn Khê, người sau này trở thành giáo sư. Hai năm sau, ông về Việt Nam thì đất nước đã chia cắt sau hiệp định Genève. Từ đó ông ở miền Nam tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long cùng với Thái Thanh, Hoài Nam, Hoài Bắc, Hoài Trung tại phòng trà Đêm màu hồng. Thời gian này ông cũng có những hoạt động trong ngành sân khấu và thông tin đại chúng, như viết nhạc kịch, viết nhạc cho phim và cộng tác với đài Phát thanh[15].
          Năm 1956, xảy ra vụ ngoại tình giữa ông và người vợ của em vợ[16], vụ việc trở thành một đề tài gây xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội[16]. Đây là một "mối tình cấm", "cả gan" luôn làm ông "buồn rầu khi phải nhắc lại" vì đã làm buồn lòng người vợ, người em, và vì biết rằng những đổ vỡ kia không thể hàn gắn được"[16]. Sau vụ tai tiếng trên, ông không còn hợp tác với ban hợp ca Thăng Long nữa[17]. Trong lúc tinh thần suy sụp, ông đi vào một mối tình đặc biệt với Alice, con gái của Helen - tình nhân cũ của ông. Đây là mối tình "giữa hai tâm hồn", "không đụng chạm thể xác", được xây dựng trong 10 năm và chính là nguồn cảm hứng lớn để ông viết nên nhiều tác phẩm nhạc tình giá trị, như Chỉ chừng đó thôi, thương tình ca...[16].
          Gia đình ông chuyển đến căn nhà nhỏ ở cư xá Chu Mạnh Trinh ở ngã tư Phú Nhuận, nơi có nhiều gia đình nghệ sĩ tới ở, như gia đình Nguyễn Mạnh Côn, Năm Châu, Duyên Anh, Hồ Anh, Anh Ngọc, Trần Ngọc, Hoàng Nguyên, Minh Trang, Kim Tước[17]. Không còn hợp tác với ban Thăng Long, Phạm Duy vào làm việc ở Trung tâm Điện ảnh. Thời gian này ông hay lui tới quán Chùa (La Pagode), gặp gỡ Vũ Khắc Khoan, Cung Trầm Tưởng, Võ Đức Diên, Mặc Thu, Tạ Tỵ, Lê Ngộ Châu...Ông được Võ Đức Diên và các bạn bè giúp đỡ đi một chuyến từ Sài Gòn ra vĩ tuyến 17 để hoàn thành nốt trường ca Con đường Cái Quan.[17]
          Năm 1965, ông tham gia phong trào Du ca với Nguyễn Đức Quang, Giang Châu, Ngô Mạnh Thu... đi nhiều nơi tại miền Nam Việt Nam để phổ biến các ca khúc nói lên thân phận của tuổi trẻ thời đó[18].           
          Năm 1966, ông được văn phòng Giáo dục Văn hóa của Bộ ngoại giao Mỹ mời sang nước này, tại đây ông được mời tham quan các đài truyền hình, nhạc hội, đến ở trong gia đình nghệ sĩ The Beers Family, Petersburg. Ông được đài Channel 13 với Steve Addiss và Bill Crofut, mời tham gia chương trình dân ca của Pete Seeger, nhạc sĩ phản chiến số một của Hoa Kỳ[19]. Bốn năm sau ông lại qua Hoa Kỳ lần nữa để làm cố vấn cho Bộ thông tin giúp xoa dịu dư luận Mỹ sau vụ Thảm sát Mỹ Lai và vụ Nguyễn Ngọc Loan.[19]
          Cuối thập niên 1960, ban nhạc gia đình "The Dreamers" của các con ông ra đời, ông cùng ban này đi biểu diễn tại các phòng trà, nhà hàng Sài Gòn. Đây cũng là thời gian băng Cassette thịnh hành, giúp ông có được nhiều khoản thu nhập từ tiền tác quyền, trở nên giàu có.
          Từ 1970 tới 1975, với nhiều diễn biến lớn diễn ra tại Việt Nam , đời sống cũng như công việc của ông cũng có nhiều bất ổn. Ngày 28 tháng 4, ông và vợ, hai con gái được máy bay của Mỹ đem đi [20].
          Trải qua nhiều khó khăn của hành trình di tản, ông và gia đình cũng ổn định, cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California. Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục sáng tác, biểu diễn và tổ chức cũng như tham gia các đêm nhạc về mình.
          Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.
          Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, ông quyết định thực hiện những chuyến về thăm quê hương sau 25 năm xa cách.
          Tháng 5 năm 2005, ông chính thức trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang, Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, lần đầu tiên kể từ năm 1975, 9 bài hát của ông được cấp phép phổ biến. Thời kỳ này ông vẫn hoạt động âm nhạc, tuy sức khỏe đã có dấu hiệu giảm sút, nhiều bệnh được phát hiện ra.
          Ngày 27 tháng 1 năm 2013, sau một thời gian nằm viện, ông qua đời, một tháng sau cái chết của con cả ông là ca sĩ Duy Quang.

 

 

Gia đình

          Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lãnh vực nghệ thuật, ngoài người cha Phạm Duy Tốn và anh trai Phạm Duy Khiêm là những nhà văn có tiếng, còn có anh thứ Phạm Duy Nhượng cũng là một nhạc sĩ, tác giả ca khúc Tà áo Văn Quân. Một người anh họ của ông là học giả Nguyễn Văn Ngọc, tác giả cuốn Tục ngữ phong dao. Học giả Trần Trọng Kim từng nhận ông làm con nuôi.           Đến khi lập gia đình, ngoài vợ ông là ca sĩ Thái Hằng, còn có em vợ là danh ca Thái Thanh, anh vợ là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nghệ sỹ Phạm Đình Sỹ, ca sĩ Phạm Đình Viêm tức Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Các con ông được ông hướng dẫn theo nghiệp nhạc, đều có thành công trong lĩnh vực của mình: con trai cả là ca sĩ Duy Quang, rồi đến nhạc sĩ hòa âm Duy Cường, con gái là các ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo.
          Ngoài ra có thể kể đến các ca sĩ Tuấn Ngọc, chồng của Thái Thảo, tức con rể Phạm Duy, các cháu gái như ca sĩ Ý Lan, con gái của Thái Thanh, Mai Hương, con gái Phạm Đình Sỹ.


          Nhạc sĩ Phạm Duy (sinh ngày 5- 10-1921) tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn có công trong việc xây dựng nền tân nhạc Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông với số lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.
                         
          Nói về âm nhạc Phạm Duy, mỗi người đều có những nhận định riêng nhưng điều không thể phủ nhận, ông là một trong những tượng đài, biểu tượng âm nhạc nhận được nhiều tình cảm của công chúng. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nhận định: “Trong "gia tài" của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc. Chẳng hạn như "Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười"… Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ".
       
          Trong bài viết Phạm Duy, người bạn, người anh, người thầy của tôi, giáo sư Trần Văn Khê nói: “Từ trước đến giờ, tôi chỉ thấy Mai Văn Bộ, Lê Thương và Phạm Duy là đặt lời cho ca khúc đẹp nhất - từ năm 1950 đến giờ tôi không theo sát phong trào nhạc mới nên có thể có nhiều người khác đặt lời đẹp mà tôi chưa biết - Có điều tôi chắc là trong hầu hết những bài hát của Phạm Duy, lời và nhạc chẳng những hay, mà lại có tánh cách giản dị, mộc mạc và nên thơ của những bài ca dao, những câu lục bát biến thể, hay những câu lục bát có thêm tiếng đệm được phổ nhạc một cách tài tình”. 
            
          Còn nhà nghiên cứu nhạc Georges-Étienne Gauthier nhận định: “Sở dĩ cái tiếng Việt Nam có thể gợi nơi tôi một chút ý tưởng hoà bình và đẹp đẽ, nhân ái và từ thiện, sở dĩ trải qua nhiều tháng nhiều năm, tôi đã có thể yêu mến nước Việt Nam ít ra cũng như yêu mến chính nước tôi, sở dĩ như thế trước hết và trên hết là chính nhờ Phạm Duy và một số nghệ sĩ Việt Nam khác”.
                   
          Những đêm nhạc Phạm Duy dù ở sân khấu lớn hay phòng trà đều thu hút sự chú ý của công chúng bởi những bản tình ca bất hủ. Nhạc sĩ Phạm Duy có một thói quen không bỏ sót đêm nhạc nào của mình. Cho đến thời điểm hiện tại, những giọng ca thể hiện thành công những ca khúc Phạm Duy thường là những ca sĩ xưa quen thuộc như Tuấn Ngọc, Khánh Hà,….Dẫu vậy, từ khi trở về Việt Nam, với thói quen đến nghe ca sĩ hát nhạc của chính mình, ca sĩ Phạm Duy dành không ít lời khen tặng cho ca sĩ trẻ, trong đó có Đức Tuấn và cả Đoan Trang hay Hà Anh Tuấn. 
  

Chép lại từ nhiều nguồn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

To Top Page Up Page Down To Bottom Auto Scroll Stop Scroll
Comments jQuery Recent Posts Ticker Widget