Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Sổ tay địa danh Thành phố Hồ Chí Minh

            Có những con đường, những địa danh ngay trong lòng TP. Hồ Chí Minh, hàng ngày chúng ta vẫn đi qua và đã trở nên hết sức quen thuộc, gắn liền với cả quãng đời nhưng chúng ta lại chưa rõ nguồn gốc và những điều còn ẩn giấu phía sau những cái tên ấy.

            Quyển Sổ tay địa danh Thành phố Hồ Chí Minh (NXB Văn hóa văn nghệ) có thể giúp người đọc tìm hiểu phần nào yêu cầu đó.


           Chẳng hạn, với địa danh Chợ Bến Thành, người đọc sẽ biết thêm nhiều chi tiết gắn liền với bề dày phát triển về địa lý, lịch sử, văn hóa của TP. Hồ Chí Minh: “Đầu thế kỷ XIX, chợ nằm sát sông, nơi có bến đò vào thành Phiên An, nên mới gọi là chợ Bến Thành. Cũng gọi là chợ Bến Nghé. Cuối thế kỷ XIX, chợ được dời đến trên bờ kinh Lấp (đường Nguyễn Huệ). Năm 1870, chợ bị cháy một lần. Năm 1911, được dời đến địa điểm ngày nay, đến tháng 3-1914 thì khánh thành. Nơi vị trí cũ, được mở đường, xây công thự, nhưng vẫn mang tên chợ Cũ; còn nơi mới thì gọi là chợ Bến Thành hay chợ Sài Gòn, chợ Mới. Năm 1985, chợ được sửa chữa toàn bộ, nhưng vẫn giữ dáng vẻ mặt tiền với tháp đồng hồ như xưa…” (trang 35).
          Hay  địa danh Gò Vấp: “Gò Vấp lại có âm gốc là Gò Vắp, gốc Khmer. Vắp là tên cây, âm gốc là Kompăp, một loại cây cứng như lim. Gò Vắp là “gò có nhiều cây vắp”. (trang 90)…

           Tóm lại, tư liệu thú vị như thế đầy ắp trong quyển sách này giúp người đọc, đặc biệt là cư dân TP. Hồ Chí Minh hiểu hơn về những địa danh của một thành phố đông dân nhất so với các thành phố trong cả nước.

           Sách do PGS.TS Lê Trung Hoa và nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư biên soạn và tóm lược.

 
L.C
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

To Top Page Up Page Down To Bottom Auto Scroll Stop Scroll
Comments jQuery Recent Posts Ticker Widget