Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Cách lụa chọn và mua ĐTDĐ

          Hiện nay điện thoại di động không đơn giản chỉ là phương tiện liên lạc, mà còn được tích hợp thêm các chức năng làm việc và giải trí. Những người mới bắt đầu luôn gặp khó khăn khi lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại như ý.
Các nhà sản xuất điện thoại di động (ĐTDĐ) luôn đưa ra nhiều chủng loại để đáp ứng cho nhiều dạng đối tượng sử dụng, tùy theo nhu cầu và khả năng của người sử dụng mà việc lựa chọn có thể dựa theo các tiêu chí sau:

 

Loại phổ thông

          Loại điện thoại này được nhiều ngừi sử dụng vì có các chức năng đáp ứng được những công việc cần thiết và giá cả phù hợp. Ngoài các chức năng cơ bản còn được tích hợp thêm một số chức năng giải trí như chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc, trò chơi... với chất lượng trung bình. Loại này thường có màn hình màu kích thước nhỏ với độ phân giải thấp.

 

Loại cao cấp

       Loại cao cấp thường dùng cho những người có nhu cầu giải trí. Các chức năng được mở rộng thêm với chất lượng cao, đây thật sự là một sản phẩm của công nghệ số. Các điện thoại đời mới có màn hình màu kích thước lớn với độ phân giải cao cho hình ảnh sống động và rõ nét, tích hợp máy ảnh số cao cấp, máy nghe nhạc chất lượng cao, khả năng lưu trữ (bộ nhớ) lớn, truy cập Internet không dây (WIFI) và đặc biệt là chức năng định vị toàn cầu (GPS), đây là công nghệ giúp xem bản đồ và chỉ đường.

 

Loại siêu cao cấp

           Đây là loại điện thoại được làm thủ công với số lượng rất hạn chế, ngoài các chức năng cao cấp loại này còn được trang trí thêm các viên đá quý trên vỏ máy. Nếu bạn muốn thể hiện đẳng cấp của mình thì loại điện thoại này thích hợp với bạn.

 

Lựa chọn theo kiểu dáng và màu sắc

  • Hiện trên thị trường có nhiều kiểu dáng điện thoại di động khác nhau, có thể nhỏ gọn như cây viết máy và có các kiểu dáng trượt, xoay, dạng thanh dài hay gập phân nửa (vỏ sò)...
  • Thường thì điện thoại nắp gập được cho là có dáng sang trọng, tuy nhiên, lại rất dễ bị đứt cáp. Một số người lại thích những kiểu nhỏ, gọn, nhẹ để dễ dàng bỏ vào túi áo, quần.
  • Đa số ĐTDĐ đều có các màu sắc khác nhau cho người dùng lựa chọn, các màu tươi và sáng thường thích hợp với giới trẻ còn màu đen luôn được cho là sang trọng.

 

Lựa chọn theo công nghệ, chức năng

  • Các nhà sản xuất điện thoại di động đều đưa ra một số loại được chú trọng đến một trong các chức năng đặc biệt nào đó như: Chụp ảnh, xem phim, nghe nhạc, thu chương trình truyền hình, chơi trò chơi, truy cập Internet,... các chức năng này luôn được áp dụng công nghệ mới để thu hút người dùng.
  • Một số điện thoại sử dụng công nghệ cảm ứng, người dùng có thể điều khiển bằng cách chạm tay vào các biểu tượng trên màn hình hoặc sử dụng một loại viết đặc biệt kèm theo máy để viết chữ lên màn hình.
Điện thoại sử dụng màn hình cảm ứng chạm tay 

  • Ngoài ra còn có điện thoại dành riêng cho các doanh nhân, loại này có các chức năng hỗ trợ công việc cho người sử dụng như màn hình và bàn phím lớn để thuận tiện trong việc soạn thảo văn bản, sử dụng các ứng dụng văn phòng, thời gian biểu, kết nối Internet,... và thường có dạng gập với kích thước khá lớn.
 Mẫu  điện thoại dành cho các doanh nhân




         Khi mua điện thoại di động nhiều người thường chỉ chú ý đến kiểu dáng bên ngoài và các chức năng kèm theo mà không hiểu rõ các thông số của nó. Một điều cần phải lưu ý là giá trị của chiếc điện thoại phụ thuộc rất nhiều vào các thông số này. Sau đây là các thông số  cần chú ý khi mua điện thoại di động:

 

Băng tần tương thích với mạng di động

  • Băng tần là tần số của sóng điện từ dùng để thu phát tín hiệu liên lạc giữa các thiết bị sử dụng công nghệ không dây. Trong đó, hệ thống thông tin di động toàn cầu (viết tắt là GSM) là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động.
  • GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới, nó được xem như là chuẩn di động thế hệ thứ hai (2G). Hiện nay mạng ĐTDĐ đã bắt đầu sử dụng công nghệ UMTS, đây là mạng di động thế hệ thứ ba (3G) với chất lượng và tốc độ truyền dữ liệu cao hơn.
  • Các mạng di động GSM hoạt động trên 4 băng tần. Hầu hết thì hoạt động ở băng tần 900 MHz và 1800 MHz. (Châu Âu, Châu Á), vài nước ở Châu Mỹ thì sử dụng băng 850 MHz và 1900 MHz.
  • Hiện tại ở Việt Nam có 2 hệ thống mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM (Vinaphone, MobilePhone, Viettel Mobile,...) và CDMA (S-Fone, E-Mobile, HT Mobile,... ). Trong đó, hệ thống mạng GSM hỗ trợ phát sóng tín hiệu song song trên 2 băng tần GSM900/1800 Mhz, vì thế nếu điện thoại nào mà có hỗ trợ băng tần GSM là 900/1800 Mhz thì có thể sử dụng tại Việt Nam.
  • Vì vậy, khi mua điện thoại người sử dụng cần chú ý đến xuất xứ,  các điện thoại xuất xứ từ Châu Âu có thể sử dụng được tại Việt Nam trong khi nếu xuất xứ từ Mỹ thì phải xem kỹ băng tần. Hiện nay đa số các điện thoại đều hỗ trợ ít nhất 2 băng tần, một số hỗ trợ luôn cả 4 băng tần.
  • Ngoài ra người sử dụng ĐTDĐ cần lưu ý thêm công nghệ UMTS (3G) của Việt Nam dùng băng tần 2100 Mhz, các ĐTDĐ có băng tần USTM khác sẽ không sử dụng được 3G tại Việt nam.

 

Kích thước và trọng lượng của điện thoại

  • Hiện nay, kích thước và trọng lượng của điện thoại phụ thuộc nhiều vào màn hình, Pin và các chức năng được tích hợp vào nó.
  • Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chọn loại có kích thước gọn nhẹ với chức năng đơn giản (nghe, gọi, nhắn tin) và màn hình nhỏ  hoặc loại có nhiều chức năng (giải trí, kết nối mạng Inteernet,...) với màn hình lớn  hơn, có kích thước và trọng lượng cũng lớn hơn.

 

Kích thước màn hình của điện thoại

  • Nếu điện thoại của bạn thường dùng để gửi tin nhắn, e-mail, truy cập Internet hoặc giải trí thì nên chọn điện thoại nào có màn hình đủ rộng để thực hiện những chức năng này.
  • Các điện thoại đời mới thường có màn hình kích thước lớn với độ phân giải 320x240px hoặc hơn và hiển thị 16 triệu màu cho phép xem phim với chất lượng cao, số lượng màu càng nhiều thì hình ảnh càng đẹp.
  • Lưu ý là kích thước màn hình và độ phân giải khác nhau, cùng độ phân giải nhưng màn hình nào có kích thước lớn hơn thì khoảng cách giữa các điểm ảnh sẽ thưa hơn, hình ảnh kém sắc nét hơn.
  • Một số điện thoại có màn hình cảm ứng sử dụng bằng cách chạm tay vào các biểu tượng trên màn hình hay sử dụng viết kèm theo.

 

Điện thoại có bàn phím phù hợp

  • Nếu như sau một vài phút bạn vẫn chưa khám phá được các chức năng cơ bản của máy qua quan sát bàn phím thì hãy chọn loại khác. Bố trí của bàn phím và hệ thống menu của điện thoại di động phải mang tính trực giác. Các nút bấm phải có độ nhạy và thao tác được dễ dàng.
  • Hãy kiểm tra các nút điều hướng trên bàn phím. Hầu hết điện thoại di động đều có các nút: sang trái, sang phải, xuống dưới, lên trên. Bàn phím có các điểm gờ lên thường dễ sử dụng hơn loại có bàn phím phẳng hoặc chìm vào trong.
  • Một số điện thoại được tích hợp bàn phím Qwerty, loại này nhìn chung là tiện cho việc nhắn tin, e-mail. Tuy nhiên, có những model có phím bấm rất nhỏ, không phù hợp với tay bấm của nhiều người.

 

Hỗ trợ các định dạng âm thanh

  • Hổ trợ bao nhiêu âm sắc và các định dạng âm thanh thông dụng, âm sắc càng nhiều thì nhạc càng hay. Các điện thoại đời mới hỗ trợ 64 âm sắc và các định dạng thông dụng như: MP3, AMR, MIDI, WAV, AAC, AAC+,...
  • Có chức năng ghi âm và cho phép tải thêm nhạc từ mạng hoặc các thiết bị khác.
  • Có loa ngoài và cổng kết nối với tai nghe. Theo nhận xét của nhiều người, lỗ cắm tai nghe ở phía đầu điện thoại sẽ tiện hơn so với vị trí ở giữa hoặc cuối thân máy.
  • Có chức năng thu được đài FM mà không cần gắn tai nghe.
  • Một số máy có chương trình nghe nhạc riêng với các phím điều khiển giúp sử dụng dễ dàng các chức năng nghe nhạc.

 

Chức năng chụp ảnh và quay/xem phim

  • Độ phân giải của bộ cảm biến ảnh và kích thước tối đa của ảnh chụp. Các điện thoại cao cấp thường có bộ cảm biến ảnh chất lượng cao, ống kính lấy nét tự động và đèn flash tăng cường ánh sáng, thông số và độ phân giải thật được ghi rõ trên ống kính. Một số điện thoại rẻ tiền có độ phân giải ảnh thấp nên sử dụng phần mềm tăng kích thước ảnh làm cho ảnh chụp không rõ.
  • Chức năng quay phim không hạn chế thời gian (tùy thuộc vào bộ nhớ) và số khung hình trong một giây (30 khung hình trong 1 giây sẽ cho ảnh chuyện động mượt, không giật).
  • Hỗ trợ xem các định dạng phim thông dụng như: mp4, 3gp, avi,... và có chế độ xem toàn màn hình (Full Screen), xem nhanh/chậm...
  • Có nút chụp ảnh/quay phim riêng để dễ thao tác.
  • Ngoài ra một số máy còn có thêm một máy ảnh phụ cho phép vừa đàm thoại vừa nhìn thấy mặt nhau.

 

Dung lượng bộ nhớ của điện thoại

  • Có khả năng lưu trữ được nhiều số điện thoại trong danh bạ trên máy.
  • Có bộ nhớ trong đủ lớn để chạy các ứng dụng.
  • Có khe gắn thêm thẻ nhớ ngoài, khe cắm này nên được đặt nằm bên ngoài để dễ tháo lắp thẻ và có nắp đậy.

 

Các cổng kết nối

  • Hỗ trợ các kiểu kết nối thông dụng như: GPRS, HSCSD, EDGE, Bluetooth, Hồng ngoại, USB 2.0.
  • Nếu muốn giải trí với các tiện ích khác như chơi game, truy cập Internet,.. thì cần có thêm các kết nối tốc độ cao khác như UMTS (3G), Wifi (mạng không dây),...

 

Thời lượng Pin

  • Loại Pin được sử dụng trong điện thoại và có công suất (mAh) càng lớn càng sử dụng được lâu.
  • Thời gian đàm thoại và chờ, thời gian đàm thoại liên tục của hầu hết điện thoại di động đời mới đều kéo dài ít nhất ba giờ và nằm trong khoảng từ 2 đến 6 ngày ở chế độ chờ, một số loại còn có thể chờ đến 14 ngày hoặc hơn.
  • Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, mục đích và cách sử dụng cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ Pin. Pin của những chiếc máy  sử dụng ở nơi sóng yếu phải thường xuyên tìm sóng nên sẽ giảm đi rất nhanh so với những điện thoại luôn đầy sóng. Pin của máy chỉ để nghe gọi sẽ lâu hết hơn là những máy chơi game, chụp ảnh, xem phim suốt ngày.

 

Các ứng dụng kèm theo

  • Gửi và nhận tin nhắn dạng chữ (SMS) và hình ảnh (MMS), thư điện tử (Email).
  • Trình duyệt Web hỗ trợ chuẩn: WAP 2.0/xHTML, HTML
  • Chức năng sử dụng và cho phép cài đặt thêm các ứng dụng, trò chơi Java.
  • Nghe nhạc MP3, Radio FM, ghi âm.
  • Quay phim, chụp ảnh, xử lý ảnh, xem phim,...
  • Cho phép chuyển đổi ngôn ngữ theo người sử dụng.
  • Ngoài ra tùy theo giá trị và tính năng mà điện thoại sẽ được tích hợp thêm các chương trình ứng dụng cần thiết như Office (Ứng dụng văn phòng), GPS (Định vị toàn cầu),...


Phụ kiện kèm theo

  • Các phụ kiện thường được kèm theo máy là sách hướng dẫn, dĩa CD-ROM chương trình, dây cáp kết nối với máy vi tính, tai nghe, bộ sạc Pin.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

To Top Page Up Page Down To Bottom Auto Scroll Stop Scroll
Comments jQuery Recent Posts Ticker Widget