Để ăn món này, thực khách phải vào Chợ Lớn mới tìm
được. Đây là thức ăn đặc trưng của người Triều Châu (Tiều) với cách nấu
đa vị, riêng biệt không trùng lắp với bất cứ món hủ tíu nào khác ở Sài
Gòn.
Vì là món ăn địa phương nên không có mấy người biết
cách nấu, hầu như các quán hủ tíu sa tế chỉ do người Triều Châu làm chủ
và chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nghề gia truyền, người Tiều chỉ
truyền cách nấu cho con cháu trong gia đình mà thôi. Như quán Quảng Ký
trên đường Triệu Quang Phục, quận 5 là một trong những điểm bán hủ tíu
sa tế lâu đời. Khoảng năm 1965, ông Tiết Trinh Quảng mở quán bán hủ tíu
sa tế trên sân hội quán Tam Sơn, hiện nay Quảng Ký đã được truyền cho
thế hệ thứ hai. Hiệu hủ tíu sa tế Tô Ký trên đường Gia Phú, quận 6 cũng
thâm niên mấy mươi năm, hiện Tô Ký có ba địa điểm do ba anh em cùng gia
đình được cha truyền nghề và cùng lấy một tên toạ lạc trong khu quận 5,
quận 6.
Khách hàng hủ tíu sa tế đa số là người vùng Chợ Lớn,
nhưng với khách vãng lai khi đã biết tiếng, thế nào vài tháng cũng ghé
ăn một lần.
Hủ tíu sa tế nấu rất phức tạp với khoảng 20 loại gia
vị, nguyên vật liệu khác nhau. Anh Tiết Quang Huy, chủ quán Quảng Ký,
cho biết: để nấu hủ tíu sa tế, đầu tiên phải hầm nồi nước lèo bằng xương
bò cho thật đậm. Sau đó, pha từng mẻ nước lèo sa tế với hỗn hợp các
loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô,
ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang…; xào với dầu mè và sa tế.
Rồi cho hỗn hợp này vào nước dùng bò, nêm muối và đường. Đặc biệt, đường
dùng nêm nước lèo sa tế phải là đường vàng mới có vị ngọt đậm đà. Bánh
hủ tíu mềm như phở nhưng bản cọng lớn hơn chút ít. Tô hủ tíu sa tế có
mùi thơm gia vị ngào ngạt, với vị cay, chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật
thanh và hơi cay bừng ấm.
Hủ tíu sa tế của người Tiều nhưng món ăn đã được Việt
hoá phần nào với cọng rau quế và ngò gai. Anh Huy xác nhận, “ngày xưa tô
hủ tíu sa tế không có hai loại rau vừa kể, nhưng vị của quế và ngò gai
càng làm cho món này thêm hương vị”. Hủ tíu sa tế đã góp phần thêm cho
sự đa dạng phong phú của ẩm thực Sài Gòn, vốn nổi danh là vùng đất vàng
của ẩm thực.
Bài và ảnh: Quang Tâm
ĐỊA CHỈ THAM KHẢO:
* Quảng Ký, 117 Triệu Quang Phục, Q.5
* Phiêu Ký, 21 Nguyễn Án, Q.5
* Tô Ký, 156 Gia Phú, Q.6.
* Phiêu Ký, 21 Nguyễn Án, Q.5
* Tô Ký, 156 Gia Phú, Q.6.
em thăm anh hơi trễ.
Trả lờiXóaChúc anh ngủ ngon nhé.
anh cho em link video áo dài ở dưới nha, đẹp lắm anh ạ.(Em ơi, đẹp lắm)
Trả lờiXóaem cám ơn anh.
@ Vừa qua ổ cứng máy tính của anh bỗng nhiên bị đột tử, thế cho nên toàn bộ dữ liệu được anh cẩn thận lưu trữ từ yahoo cũ cũng như mọi thông tin đăng nhập vào các website _ hình ảnh _ âm nhạc… thảy đều mất sạch sành sanh cả em à ! Vả lại, mọi kiến thức về net mà anh biết được chẳng qua chỉ là học mò _ hên xui mà thôi, nên anh chẳng thể nhớ nổi là đã làm ra được chúng như thế nào nữa. (Cười…)
Xóa@ Hiện tại trên blog của anh tồn tại 02 điều (Thanh menu treo trên đầu blog và dãy hình mặt cười ở phần comment) mà anh rất muốn gỡ bỏ mà chẳng biết phải làm thế nào để không ảnh hưởng đến những chi tiết khác. Em có thể tư vấn cho anh không ?
@ Thân ái ! @
@ Về link áo dài “Đẹp lắm… em ơi!”, anh muốn gửi cho em mớ code hỗn độn của nó xem có thể giúp được gì cho em không. Song thật tiếc là Blogspot không cho em à !
Xóa@ Anh nhận thấy em làm các videoclip rất ư là tuyệt. Anh cũng có thể làm được như em vậy, song do anh đang sử dụng D.com nên không thể. Phải chi ổ cứng máy tính của anh không bị đột tử thì anh đã có thể gửi tặng em rất nhiều hình ảnh PNVN mặc áo dài và áo bà ba truyền thống rất ư là đẹp mà anh đã dày công sưu tầm được. À, Đ/c email của em vẫn là dlinhbachmai@yahoo.com.vn, đấy chứ (!)