Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Đổi mới Giáo dục: Cần một hội nghị Diên hồng

          Giáo dục Việt Nam không có nhúc nhích gì đáng kể và thiếu một triết lí giáo dục đúng đắn. Đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (Nguyên chủ nhiệm bộ môn văn hóa truyền thông Khoa báo chí và truyền thông ĐH KH XH & NV, hiện là trưởng khoa Quan hệ công chúng trường ĐH Đại Nam)

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái



          PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết Nền giáo dục Việt Nam đang thể hiện rất nhiều bất cập như thi ĐH vẫn thực hiện ba chung, tỉ lệ các trường dân lập và công lập vẫn không cân đối, quá nhiều trường, nhiều ngành không phù hợp với sự phát triển xã hội.
          Nền giáo dục đang thiếu đi một triết lý giáo dục căn bản, thiếu một khung lý thuyết cho sự phát triển nền giáo dục một cách toàn diện. Triết lí giáo dục cần được xây dựng trên nền tảng lí thuyết giáo dục, sự phát triển của giáo dục trên thế giới vào Việt Nam. Nền giáo dục có thể cung cấp nguồn lực trí tuệ cho sự phát triển của đất nước. “Năm nào tôi cũng thấy đổi mới, đề ra sự phát triển, chính sách mới nhưng là những cải tiến hạn hẹp manh mún, nó không đem lại những chuyển biến, tín hiệu tích cực gì cả mà đầy gì lo âu và phiền muộn”. PGS Minh Thái băn khoăn.

 
Kinh khủng nhất là tình trạng
"thừa thầy thiếu thợ"
          “Hiện nay kinh khủng nhất là sinh viên ít mà trường, ngành càng nhiều. Nhất là năm vừa rồi tối tăm của nền kinh tế thị trường tràn vào giáo dục. Điểm chuẩn, điểm thủ khoa đầu vào nhiều trường rất vơ bèo vạt tép, thê thảm không thể tưởng tượng được.
          Sinh viên vào trường nào đó được lôi kéo, được thưởng, nhiều ngảnh học có rất ít người vào. Tôi không hiểu tại sao lại như vậy? Chúng ta phải luôn xác định rằng giáo dục không phải là mặt hàng, nó phải có tính phi vật thể, không thể tính bằng tiền bạc, đem đi bán được. Nền giáo dục chỉ để giáo dục trí tuệ cũng như nhân cách của con người.”. Đó là những nhận định của PGS Nguyễn Thị Minh Thái về tình hình giáo dục Việt Nam.

          Giáo dục đang khủng hoảng trầm trọng, đang có nhiều vấn đề nảy sinh. Ai cũng muốn vào đại học và cho rằng ĐH là con đường duy nhất vào đời. Tuy nhiên việc lựa chọn nghề nghiệp lại không theo đáp ứng sự phát triển của xã hội.
          Nghề mang tính nghề nghiệp rất cao, nhiều người cần như nghề giúp việc, nhưng lại không có ai đào tạo. Đó là sự khác nhau của nền giáo dục.


 
Tư duy không bằng đầu
cản trở sự phát triển giáo dục
          Nền Giáo dục Việt Nam vẫn đang bị mắc kẹt bời người ta suy nghĩ bằng bụng chứ chưa bằng đầu, người Việt Nam vẫn chưa dứt khỏi suy nghĩ một bồ cái lý không bằng một tí cái tình. Vì thế mà người ta xuê xoa, gia đình chủ nghĩa ngay tại nơi làm việc.
          Bạo lực học đường là hệ lụy của việc chưa rõ ràng trong mối quan hệ thầy ra thầy trò ra trò. Hiện nay, thầy chưa ra thầy lắm. Thầy cô chửi mắng thậm tệ một học sinh để đến mức em ấy phải nhảy ra ngoài tự tử, thì thật là không còn ra giáo dục. Rồi việc trù úm học sinh khi không đi học thêm, rồi gạ tình lấy điểm, đủ mọi thứ bất cập.

          Mối quan hệ thầy trò đang bị ném vào vòng xoay đau thương của nền kinh tế thị trường, mất đi giá trị trong trẻo của mối quan hệ thầy trò đưa qua sông. Giáo dục bị biến thành món hàng mua bán từ điểm giả cho đến bằng cấp.
          Tôi rất thích câu nói của Chế Lan Viên đổi mới phải luôn đổi mới chứ không phải là lộn trái cái túi quần, chứ không phải là thay đổi một cách vặt vãnh.
          Chất lượng giáo viên đang chạy theo số lượng chứ không theo chất lượng. Hiện nay đang đề ra mấy kế hoạch đào tạo 20.000, 30.000 tiến sĩ nhưng có thể dạy tốt được không, có thực sự phục vụ được cho nền giáo dục hay không.

 
Cần hội nghị Diên hồng cho giáo dục
          PGS Nguyễn Thị Minh Thái đưa ra kiến nghị: “Tôi vẫn đề nghị nếu có hội diên hồng thì tốt, tôi nghĩ nên hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm đã về hưu có cảm quan triết học để có những quyết định tốt nhất. Với những giáo viên về hưu cần trọng dụng họ. Trường công tạo ra những bộ óc vàng, nhưng đến khi họ 55 tuổi lúc phát triển trí tuệ tinh hoa nhất lại đuổi họ về. Đó là một sai lầm của nền giáo dục. 
          Mặt khác, nếu không muốn biến giáo dục thành món hàng thì cần phải chăm lo đến đời sống giáo viên để họ có thể sống được bằng đồng lương của họ. Người ta vừa phong thanh lên lương thì các mặt hàng khác đều lên vùn vụt. Và một nghịch li đang tồn tại là một ca sỹ hát một tiếng được vài chục triệu, còn giáo viên hát cả ngày mà chỉ được một trăm đến hai trăm. Trong khi để có thể dạy được 1 tiếng ấy họ phải mất mấy chục năm tu nghiệp. Tôi có nhiều bạn GS, PGS nhưng không phải ai cũng sống được bằng đồng lương của ngành. 
          Điều quan trọng nữa là trước khi muốn cải tiến thì cần phải phân tích chỉ ra được những nhược điểm, sai sót phải tổng kết thành kinh nghiệm để phát triển. Đó là cách để đem lại sự tiến bộ cho xã hội.”


Bích Thảo


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

To Top Page Up Page Down To Bottom Auto Scroll Stop Scroll
Comments jQuery Recent Posts Ticker Widget